31
Thứ Hai
Tết Hàn thực
Hôm nay là học trò của hôm qua
- Thomas Fuller -
3

Ngày Hoàng đạo

Năm Ất Tị

Tháng Canh Thìn

Ngày Kỷ Hợi

21:50:02

Giờ Giáp Tý

Tiết khí: Xuân phân

THÁNG BA

Giờ Hoàng Đạo:

Ất Sửu (1h-3h)

Mậu Thìn (7h-9h)

Canh Ngọ (11h-13h)

Tân Mùi (13h-15h)

Giáp Tuất (19h-21h)

Ất Hợi (21h-23h)

Lịch âm dương

Dương lịch: Thứ Hai, ngày 31/03/2025

Âm lịch: 03/03/2025 tức ngày Kỷ Hợi, tháng Canh Thìn, năm Ất Tị

Tiết khí:

Xuân phân (từ 16h01 ngày 20/03/2025 đến 19h47 ngày 04/04/2025)

Mặt trờiGiờ mọcGiờ lặn
Hà NộiKhoảng 05h51Khoảng 18h10
TP. Hồ Chí MinhKhoảng 05h51Khoảng 18h04

Giờ Hoàng đạo (Giờ tốt)

Ất Sửu (1h-3h): Ngọc ĐườngMậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Canh Ngọ (11h-13h): Thanh LongTân Mùi (13h-15h): Minh Đường
Giáp Tuất (19h-21h): Kim QuỹẤt Hợi (21h-23h): Bảo Quang

Giờ Hắc đạo (Giờ xấu)

Giáp Tý (23h-1h): Bạch HổBính Dần (3h-5h): Thiên Lao
Đinh Mão (5h-7h): Nguyên VũKỷ Tị (9h-11h): Câu Trận
Nhâm Thân (15h-17h): Thiên HìnhQuý Dậu (17h-19h): Chu Tước

Ngũ hành

Ngũ hành niên mệnh: Bình Địa Mộc

Ngày: Kỷ Hợi; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).

Nạp âm: Bình Địa Mộc kị tuổi: Quý Tỵ, Ất Mùi.

Ngày thuộc hành Mộc khắc hành Thổ, đặc biệt tuổi: Tân Mùi, Kỷ Dậu, Đinh Tỵ thuộc hành Thổ không sợ Mộc.

Ngày Hợi lục hợp Dần, tam hợp Mão và Mùi thành Mộc cục. Xung Tỵ, hình Hợi, hại Thân, phá Dần, tuyệt Ngọ.

Xem ngày tốt xấu theo trực

Thành (Tốt cho xuất hành, khai trương, giá thú. Tránh kiện tụng, tranh chấp.)

Tuổi xung khắc

Xung ngày: Tân Tị, Đinh Tị
Xung tháng: Giáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn

Sao tốt (Theo Ngọc hạp thông thư)

Thiên thành: Tốt mọi việc

Cát Khánh: Tốt mọi việc

Tuế hợp: Tốt mọi việc

Mẫu Thương: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho

Ngọc đường: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc

Sao xấu (Theo Ngọc hạp thông thư)

Thụ tử: Xấu mọi việc (trừ săn bắn tốt

Địa Tặc: Xấu đối với khởi tạo; an táng; khởi công động thổ; xuất hành

Trùng Tang: Kỵ cưới hỏi; an táng; khởi công, động thổ, xây dựng nhà cửa

Trùng phục: Kỵ giá thú; an táng

Thổ cẩm: Kỵ xây dựng nhà cửa; an táng

Xem âm lịch ngày hôm nay,

Âm lịch hôm nay, Lịch Vạn Niên 2025

Ngày kỵ

Ngày 31-03-2025 là ngày Tam nương sát. Xấu. Kỵ khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà.

Hướng xuất hành

- Hỷ thần (hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Đông Bắc
- Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Nam

Ngày tốt theo Nhị thập bát tú

Sao: Trương
Ngũ hành:
Thái âm
Động vật:
Lộc (con nai)

TRƯƠNG NGUYỆT LỘC
: Vạn Tu: TỐT
 
(Kiết Tú) Tướng tinh con nai, chủ trị ngày thứ 2.
 
- Nên làm: Khởi công tạo tác trăm việc đều tốt, tốt nhất là xây cất nhà, che mái dựng hiên, trổ cửa dựng cửa, cưới gả, chôn cất, làm ruộng, nuôi tằm, cắt áo, làm thuỷ lợi.
 
- Kiêng cữ: Sửa hoặc làm thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước
 
- Ngoại lệ: Sao Trương gặp ngày Hợi, Mão, Mùi đều tốt. Gặp ngày Mùi đăng viên rất tốt nhưng phạm Phục Đoạn rất kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công lò nhuộm lò gốm. Nhưng nên xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
 
Trương tinh nhật hảo tạo long hiên,
Niên niên tiện kiến tiến trang điền,
Mai táng bất cửu thăng quan chức,
Đại đại vi quan cận Đế tiền,
Khai môn phóng thủy chiêu tài bạch,
Hôn nhân hòa hợp, phúc miên miên.
Điền tàm đại lợi, thương khố mãn,
Bách ban lợi ý, tự an nhiên.

Nhân thần

Ngày 31-03-2025 dương lịch là ngày Can Kỷ: Ngày can Kỷ không trị bệnh ở tì.

Ngày 3 âm lịch nhân thần ở cạnh trong đùi, răng, lợi, bàn chân, gan. Tránh mọi sự tổn thương, va chạm, mổ xẻ, châm chích tại vị trí này.

* Theo Hải Thượng Lãn Ông.

Thai thần

 Tháng âm: 3
 Vị trí: Môn, Song
Trong tháng này, vị trí Thai thần ở cửa phòng và cửa sổ phòng thai phụ. Do đó, không nên dịch chuyển vị trí hoặc tiến hành tu sửa nơi này, tránh làm động Thai thần, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.
 Ngày: Kỷ Hợi
 Vị trí: Môn, Sàng, Phòng, nội Nam
Trong ngày này, vị trí của Thai thần ở hướng Nam phía trong phòng, giường và cửa phòng thai phụ. Do đó, không nên lui tới tiếp xúc nhiều, dịch chuyển vị trí đồ đạc, tiến hành các công việc sửa chữa đục đẽo ở nơi này. Bởi việc làm đó có thể làm động Thai thần, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

11h-13h
23h- 1h
Tiểu cát: TỐT
Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi..

Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
1h-3h
13h-15h
Không vong/Tuyệt lộ: XẤU
Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ..

Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm. Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.
3h-5h
15h-17h
Đại An: TỐT
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng Giêng tháng 8 mưu cầu có ngay..

Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
5h-7h
17h-19h
Tốc hỷ: TỐT
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề..

Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.
7h-9h
19h-21h
Lưu niên: XẤU
Lưu niên mọi việc khó thay
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều..

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt.
9h-11h
21h-23h
Xích khẩu: XẤU
Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người..

Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau.

Ngày xuất hành theo Khổng Minh

Bạch Hổ Kiếp (Tốt) Xuất hành cầu tài đều được như ý muốn. Đi hướng Nam và Bắc đều được như ý.

* Ngày xuất hành theo lịch Khổng Minh ở đây nghĩa là ngày đi xa, rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian dài, hoặc đi xa để làm hay thực hiện một công việc quan trọng nào đó. Ví dụ như: xuất hành đi công tác, xuất hành đi thi đại học, xuất hành di du lịch (áp dụng khi có thể chủ động về thời gian đi).

Bành tổ bách kỵ

Ngày Kỷ
KỶ bất phá khoán nhị chủ tịnh vong
Ngày Kỷ không nên phá khoán, cả 2 chủ đều mất
Ngày Hợi
HỢI bất giá thú tất chủ phân trương
Ngày chi Hợi không nên cưới gả, dễ ly biệt

Ngày này năm xưa

Sự kiện trong nước
31/3/1975

Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp tại Hà Nội. Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 nǎm 1975, không thể để chậm. Tư tưởng chỉ đạo là: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

31/3/1968

Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, cách chức tướng Oétmolen Tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam (22-3), thừa nhận thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ ta tại Pari.

31/3/1968

Sau hơn hai tháng tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, ở Huế, ta đã làm chủ thành phố 25 ngày, thành lập Chính quyền Cách mạng.

Sự kiện quốc tế
31/3/1995

Ca sĩ-người viết ca khúc, Selena Quintanilla, được mệnh danh là Nữ hoàng nhạc Tejano, bị chủ tịch câu lạc bộ người hâm mộ, Yolanda Saldívar giết tại Corpus Christi, Texas.

31/3/1991

Khi Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Tổ chức hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động.

31/3/1942

Trong chiến tranh thế giới thứ hai: Do một cuộc nổi loạn của binh sĩ Ấn Độ chống lại người Anh, Nhật Bản chiếm đóng đảo Giáng Sinh mà không gặp trở ngại.

31/3/1889

Khánh thành tháp Eiffel tại Paris, tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới.

31/3/1854

Phó đề đốc Matthew C. Perry của Hải quân Hoa Kỳ và mạc phủ Tokugawa ký kết Hiệp ước Kanagawa, buộc Nhật Bản phải mở cảng giao thương với Hoa Kỳ.

 

Lịch âm dương được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Mặc dù vậy, khi được hỏi lịch âm dương là gì? Sự khác nhau giữa lịch âm và lịch dương ra sao? Khi tra cứu lịch âm dương bạn sẽ biết được những thông tin gì thì không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Vì vậy, trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn làm rõ tất cả những thông tin này, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Lịch âm dương là gì?

Bạn có thể hiểu lịch âm dương là một hệ thống lịch được kết hợp giữa lịch âm và lịch dương. Trong đó, ngày âm được dùng để xác định các ngày lễ, tín ngưỡng và hoạt động nông nghiệp. Còn lịch dương thường được dùng trong đời sống hiện đại và các giao dịch quốc tế. Sự tồn tại của lịch âm và lịch dương là song song nhau. Chính vì thế, lịch âm dương trở thành một hệ thống thời gian độc đáo, phản ánh nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. 

Hiểu đúng về lịch âm dương là gì?
Hiểu đúng về lịch âm dương là gì?

1.1. Lịch âm là gì?

Lịch âm hay lịch âm lịch, lịch lunar, lịch nguyên. Đây là một hệ thống lịch được sử dụng ở nhiều nền văn hóa tại nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Lịch lunar được tính toán dựa trên vòng lặp của Mặt Trăng khi quay quanh Trái Đất và các yếu tố thiên văn học khác. 

Lịch âm có nguồn gốc xuất xứ từ thời Trung Quốc cổ đại. Sau đó, lan rộng sang nhiều quốc gia khác ở châu Á. Theo văn hóa Đông Á, lịch lunar được sử dụng để xác định các ngày lễ truyền thống, các sự kiện văn hóa. Dựa vào lịch âm, người dùng có thể xem ngày tốt xấu, chọn ngày làm ăn, cưới hỏi, an táng,…

Lịch âm được ra mắt không chỉ là một công cụ giúp đo lường thời gian chuẩn xác mà còn là biểu hiện của quan niệm về vũ trụ và tự nhiên theo văn hóa Đông Phương. Công cụ này hình thành và phát triển gắn liền với các phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Con người sử dụng bộ lịch này như một cách để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia. Vì vậy, lịch âm được lưu truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại đến ngày nay.

Làm rõ thế nào là lịch âm?
Làm rõ thế nào là lịch âm?

1.2. Lịch dương là gì?

Lịch dương còn được biết đến với tên gọi khác là bộ lịch Gregorian. Bộ lịch này chính là hệ thống lịch được sử dụng chính thức ở hầu hết các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước phương Tây. Ở Việt Nam, bộ lịch này được sử dụng như một cách chính thức trong đời sống sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Do đó, người dân ở một số vùng miền của Việt Nam hay gọi lịch dương là lịch Tây còn lịch âm là lịch ta.

Tên gọi lịch Gregorian ra đời do được đặt theo tên của giáo hoàng Gregory XIII. Ông cũng chính là tác giả đã cải cách lịch Julius cổ điển vào năm 1582. Lịch dương được tính toán dựa trên chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong đó, một năm dương lịch sẽ được tính bao gồm 365 ngày, chia thành 12 tháng với số ngày trong mỗi tháng không đều nhau. Sau mỗi bốn năm một lần sẽ có một năm nhuận và tổng số ngày của năm này sẽ tăng lên 366 ngày.

Mục đích khi thiết kế lịch dương là để phản ánh chính xác chu kỳ thay đổi của các mùa. Nhờ vậy, người nông dân dùng bộ lịch này dễ dàng xác định được thời gian gieo cấy và thu hoạch cây trồng. Bên cạnh đó, lịch dương khi sử dụng còn đảm bảo rằng các mùa không có sự thay đổi về ngày bắt đầu qua các năm. Điều này giúp duy trì trật tự trong sản xuất nông nghiệp và cuộc sống xã hội.

Thế nào là lịch dương?
Thế nào là lịch dương?

2. Lịch sử hình thành và phát triển của lịch âm dương

Nguồn gốc và cơ sở hình thành của lịch âm, lịch dương và lịch âm dương vô cùng đặc biệt. Lịch âm ra đời bắt nguồn từ nhu cầu theo dõi chu kỳ của mặt trăng để tính ra mốc thời gian thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và tín ngưỡng. Trong khi đó, lịch dương ra đời thông qua việc quan sát chu kỳ của mặt trời. Cơ sở hình thành lịch dương nhằm giúp con người xác định rõ ràng các mùa trong năm và điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp. Còn lịch âm dương ra mắt chính là để đáp ứng nhu cầu thực tế của đời sống xã hội.

Theo ghi nhận, lịch âm, dương đã có mặt từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, việc kết hợp hai hệ thống này lại với nhau để tạo ra âm dương lịch lại muộn hơn. Lịch âm dương ra mắt khi con người đã có đủ kiến thức về thiên văn học. Do đó, các nhà nghiên cứu dễ dàng điều chỉnh lịch để phù hợp hơn với chu kỳ của cả mặt trăng và mặt trời.

Tại Việt Nam, lịch âm dương đưa vào sử dụng từ thế kỷ 11 ở thời Nhà Lý. Sau đó, bộ lịch được cải biên và hoàn thiện dần dần qua các triều đại phong kiến. Đến thời Pháp thuộc, lịch dương được áp dụng song song với lịch âm trong các hoạt động hành chính và giao dịch quốc tế. Điều này vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay và ngay cả trong bộ lịch âm dương 2025 sắp ra mắt.

Nguồn gốc lịch âm dương
Nguồn gốc lịch âm dương

3. Sự khác nhau giữa lịch âm và lịch dương là gì?

Lịch âm và lịch dương đều được sử dụng để tính toán thời gian. Tuy nhiên, giữa hai bộ lịch này vẫn có rất nhiều điểm khác nhau. Tiêu biểu như:

3.1. Cơ sở đo lường thời gian

Lịch âm là bộ lịch được sử dụng để đo thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất. Mỗi chu kỳ quay sẽ kéo dài khoảng 29,5 ngày. Vì vậy, ngoài tên gọi lịch âm thì bộ lịch này còn được gọi là lịch mặt trăng. Ngược lại, lịch dương được gọi là lịch mặt trời. Bộ lịch này được xác định dựa vào chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời. Trong đó, mỗi chu kỳ quay sẽ kéo dài 365,24 ngày. 

3.2. Số lượng ngày trong một năm

Giữa lịch âm và lịch dương còn có sự khác nhau về số lượng ngày trong một năm. Bởi vì, theo thông tin chia sẻ ở trên, bộ lịch âm thường sẽ có 354 hoặc 355 ngày. Trong khi đó, với bộ lịch dương có tổng số ngày trong năm nhiều hơn là 356 hoặc 366 ngày/năm. Năm có 366 ngày chính là năm nhuận và thời gian xuất hiện năm nhuận theo quy định là 4 năm một lần.

Lịch âm và lịch dương có gì khác nhau?
Lịch âm và lịch dương có gì khác nhau?

3.3. Số ngày trong tháng

Cả lịch âm và lịch dương đều phân chia một năm thành 12 tháng. Song số ngày trong tháng của 2 bộ lịch này được quy định khác nhau. Với lịch dương, số ngày trong mỗi tháng sẽ dao động từ 28 đến 31 ngày. Tháng có 30 ngày là tháng đủ, 31 ngày là tháng thừa còn tháng có 28 đến 29 ngày là tháng thiếu. Đối với lịch âm thì không có tháng 28 ngày mà dao động từ 29 đến 30 ngày. Tương tự, tháng 29 ngày trong âm lịch là tháng thiếu và tháng có 30 ngày là tháng đủ.

3.4. Ngày tốt và ngày xấu

Trong lịch dương không có sự phân biệt về ngày tốt hay ngày xấu. Tuy nhiên, với lịch âm thì hoàn toàn ngược lại. Lịch âm luôn dựa vào những yếu tố thiên văn và quan niệm truyền thống để chia ra các ngày tốt và ngày xấu, ngày bình thường trong tháng. Vì vậy, người dân luôn tra lịch dương sang âm để chọn ngày đẹp khi xây nhà, cưới hỏi, mai táng,…

3.5. Ngày lễ trong năm

Có thể bạn cũng đã biết, cả lịch dương và lịch âm đều có các ngày lễ trong năm. Thế nhưng ở Việt Nam và các quốc gia châu Á, các ngày lễ của lịch âm rất được xem trọng. Người dân luôn xem những ngày lễ này như một nét đẹp và bản sắc văn hóa của quốc gia. Do đó, lịch âm thường được sử dụng trong việc xác định ngày Tết Nguyên Đán, ngày giỗ, ngày cúng và các nghi lễ tôn giáo khác. 

Bộ lịch âm và lịch dương khác nhau về cách chọn ngày lễ quan trọng trong năm
Bộ lịch âm và lịch dương khác nhau về cách chọn ngày lễ quan trọng trong năm

Trong khi đó, lịch dương đáp ứng nhu cầu quản lý thời gian hiện đại với các ngày lễ quốc tế như: Ngày quốc tế lao động (1/5), ngày quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày quốc tế phụ nữ (8/3),…

3.6. Cách xác định ngày đầu tháng

Ngoài những điểm khác nhau được cung cấp ở trên, giữa lịch âm và lịch dương còn khác về cách xác định ngày đầu tháng. Nếu lịch âm xác định ngày đầu tháng bằng cách tính từ khi mặt trăng bắt đầu chu kỳ mới, tức là trăng non đầu tiên xuất hiện thì với lịch dương hoàn toàn khác. Trong lịch dương, ngày đầu tháng được xác định dựa trên số ngày cố định trong mỗi tháng. Điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào chu kỳ của mặt trăng. 

4. Tra cứu lịch âm dương xem được những gì?

Lịch âm dương là loại lịch có thể giúp bạn xem và đổi được lịch âm hôm nay sang lịch dương dễ dàng. Nghĩa là dựa vào bộ lịch này, bạn có thể đổi ngày âm sang ngày dương hoặc đổi ngược lại từ ngày dương lịch sang âm lịch mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Ngoài ra, khi tra lịch âm dương hôm nay bạn còn biết được chính xác ngày âm bao nhiêu, ngày dương ngày mấy và nhiều thông tin khác như sau:

Sử dụng lịch âm dương cho bạn biết những thông tin gì?
Sử dụng lịch âm dương cho bạn biết những thông tin gì?

4.1. Xem ngày tốt

Tra cứu bộ lịch âm dương, bạn dễ dàng xem được các thông tin về ngày dương lịch, âm lịch hôm nay hoặc các ngày trong năm. Dựa vào đây, bạn sẽ biết chính xác ngày nào là ngày tốt và ngày hoàng đạo là ngày nào? Nhờ vậy, bạn sẽ chọn được ngày hợp tuổi, hợp mệnh để tiến thành các kế hoạch trọng đại trong cuộc đời. Người Việt Nam ta thường xem lịch âm dương để chọn ngày tốt khai trương cửa hàng, làm nhà, cưới hỏi, xuất hành, cúng giỗ,…

4.2. Xem ngày xấu

Xem lịch âm dương không chỉ để tra lịch âm sang dương hay xem ngày tốt mà còn có thể xác định được ngày xấu nên tránh. Ngày xấu chính là ngày hắc đạo, ngày xui xẻo dễ mang đến sự thất bại, rủi ro đáng tiếc cho người kỵ. Vậy nên, sau khi xác định được ngày xấu, bạn sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì? Đặc biệt, vào những ngày xấu bạn không nên thực hiện các công việc trong đại như cưới hỏi, xây nhà,…

4.3. Xem ngày bình thường

Trong bộ lịch âm dương còn cung cấp rất nhiều lợi ích khác cho người sử dụng như xem hướng xuất hành, những bài văn, thơ, những sự kiện lịch sử diễn ra theo từng ngày trong quá khứ,…Đặc biệt, dễ nhận diện nhất chính là xem danh sách các ngày bình thường trong tuần, trong tháng, trong năm.

Tra cứu lịch âm dương để xác định đâu là ngày bình thường trong ngày, tháng, năm
Tra cứu lịch âm dương để xác định đâu là ngày bình thường trong ngày, tháng, năm

Ngày bình thường không phải là ngày đẹp và cũng không phải là ngày xấu. Mọi người xem ngày trên lịch âm dương để lên kế hoạch cho công việc tương lai. Mặc dù vậy, ngày bình thường không phải là ngày xấu nhưng bạn vẫn nên hạn chế lựa chọn để tiến hành các công việc quan trọng trong đời. Bởi vì, những ngày này không mang lại tối đa sự may mắn cho bạn cũng như công việc đang tiến hành.

Trên đây là trọn bộ thông tin giải mã về bộ lịch âm dương. Hy vọng, bài viết của Lá Số Tử Vi sẽ giúp bạn bỏ túi cho mình nguồn kiến thức bổ ích. Đặc biệt, bạn sẽ biết cách tra cứu ngày tốt để những sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình luôn được diễn ra thuận lợi, may mắn và thành công.